Giỏ hàng

VISA ĐỨC

 

 Cộng hòa Liên bang Đức: 

     Nước Đức có tên gọi chính thức hiện nay là Cộng hoà liên bang Đức, là một quốc gia nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với Đức (phía bắc), Ba Lan và Séc (phía đông), Áo và Thụy Sĩ (phía nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía tây). Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ hai trên Thế giới.

Ảnh: Quốc kỳ Cộng hòa LB Đức

     Đức nổi tiếng với các tuyến du lịch đa dạng, như Con đường lãng mạn, Tuyến đường rượu vang, Con đường Thành lũy, Con đường hai hàng cây. Con đường nhà khung gỗ Đức (Deutsche Fachwerkstraße) liên kết các thị trấn với các mẫu kiến trúc như vậy. Đức có 41 di sản thế giới UNESCO đến năm 2016, trong đó có các vùng lõi đô thị cổ của Regensburg, Bamberg, Lübeck, Quedlinburg, Weimar, Stralsund và Wismar. Các cảnh quan được viếng thăm nhiều nhất tại Đức có thể kể đến như Lâu đài Neuschwanstein, Nhà thờ chính tòa Köln, Bundestag Berlin, Hofbräu München, Lâu đài Heidelberg, Zwinger Dresden, Tháp truyền hình Berlin và Nhà thờ chính tòa Aachen. Europa-Park gần Freiburg là khu nghỉ dưỡng công viên chủ đề đông khách thứ nhì tại châu Âu.

Ảnh: Phong cảnh nước Cộng hòa LB Đức

1. Thông tin chung về visa Đức

     Khi du khách nhập cảnh và xuất cảnh vào Đức, công dân nước ngoài bắt buộc phải có hộ chiếu còn giá trị, hoặc giấy tờ thay thế khác với thị thực đi kèm.

     Việc cấp thị thực ngắn hạn Đức (Schengen) hiện được tiến hành tùy theo hoàn cảnh và tùy theo việc đánh giá đối với mỗi trường hợp riêng biệt, với các tiêu chí như mục đích chuyến đi và dự định thời điểm về nước.

- Đương đơn xin visa phải lưu trú hợp pháp tại Việt Nam.

- Hồ sơ xin visa Đức phải nộp sớm nhất trước 3 tháng hay trễ nhất 15 ngày trước ngày dự định đi.

- Đương đơn phải trực tiếp đến nộp HS tại Trung tâm tiếp nhận theo lịch hẹn đã đặt. Các dữ kiện sinh học (10 dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số) được lấy khi nộp hồ sơ xin visa.

- Hồ sơ được xem xét dựa trên các chứng từ do đương đơn cung cấp (Hồ sơ không hoàn chỉnh có thể bị từ chối cấp visa).

- Khi cần thiết, đương đơn có thể được mời đến phỏng vấn và được yêu cầu cung cấp thêm chứng từ.

- Tất cả các chứng từ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh có công chứng.

- Tất cả các chứng từ phải kèm theo bản dịch và bản gốc để đối chiếu. Phòng tiếp nhận giữ lại toàn bộ hồ sơ trong quá trình xét duyệt. Nếu như không muốn nộp bản gốc chứng từ vào Đại sứ quán, có thể sử dụng bản sao công chứng được hợp pháp hóa lãnh sự bởi Đại sứ quán Đức để thay thế.

- Các tài liệu, chứng từ phải dung khổ giấy A4, không chấp nhận chứng từ bằng fax và e-mail.

2. Thủ tục cơ bản để cấp visa Đức.

- Hoàn thành mẫu đơn xin visa Đức, in đơn và ký tên cá nhân, cung cấp 02 ảnh 3,5x4,5cm nền trắng (diện tích khuôn mặt chiếm 80% diện tích ảnh).

- Hộ chiếu (phải có ít nhất 2 trang trắng, không quá 10 năm, hiệu lực vẫn còn ít nhất ba tháng tính đến khi hết hạn visa).

- Bằng chứng về phương tiện giao thông (book vé máy bay, hoặc các phương tiện khác).

- Bảo hiểm du lịch, sức khỏe và tai nạn (bảo hiểm ít nhất 30.000 €) cho khu vực Schengen. 

- Các tài liệu chứng minh nhân thân: CMND, sổ hộ khẩu, ĐK kết hôn, Giấy khai sinh của các con, CMND của vợ/chồng và các con

- Các tài liệu chứng minh về việc làm.

+ Chủ doanh nghiệp, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp: ĐKKD, xác nhận thành viên, xác nhận nộp thuế của công ty…

+ Nhân viên: Hợp đồng lao động, các quyết định bổ nhiệm, tiếp nhận nhân sự, xác nhận lương, bảo hiểm xã hội.

+ Dành cho sinh viên: Xác nhận học tập của nhà trường.

+ Đối với người đã nghỉ hưu: Các giấy tờ bằng chứng về quyền hưởng lương hưu.

+ Đối với người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam: Giấy phép lao động, thị thực lưu trú hợp pháp.

- Các tài liệu chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản ngân hàng, xác nhận số dư.

- Tuyên bố xác nhận thẩm quyền của cha mẹ cho đương đơn là trẻ em vị thành niên đi du lịch mà không có cha mẹ, kèm theo bản sao CMND, hộ chiếu của cả bố và mẹ đương đơn.

Ảnh: Visa Đức

3. Thủ tục chi tiết theo mục đích nhập cảnh Đức.

* Visa Đức cho mục đích Du lịch.

- Thư mời bảo lãnh bản gốc:

+ Từ một công ty tổ chức tour du lịch tại Đức kèm theo các giấy tờ hồ sơ pháp lý của công ty tour.

+ Từ 1 cá nhân là công dân của Đức hoặc là người nước ngoài cư trú dài hạn tại Đức: Cung cấp mặt hộ chiếu, cơ sở lưu trú của người bảo lãnh; Cung cấp các giấy tờ chứng minh công việc làm, thu nhập, tài chính, sao kê tài khoản cá nhân; Giấy tờ chứng minh mỗi quan hệ giữa đương đơn với người bảo lãnh. Thư mời này được cấp bởi Sở Ngoại kiều của Đức.

- Lịch trình chi tiết trong suốt khoảng thời gian lưu trú tại Đức và các nước thành viên Schengen.

- Tài liệu làm bằng chứng lưu trú tại Đức (book khách sạn).

- Chứng minh sự ràng buộc của đương đơn tại Việt Nam: Sổ đỏ, giấy tờ chứng minh thu nhập khác.

* Visa Đức cho mục đích Công tác.

- Thư mời của tổ chức, doanh nghiệp tại Đức, hãy đảm bảo rằng thư đó bao gồm thông tin chi tiết của bên mời, thông tin chi tiết của người mời, danh tính cá nhân chi tiết, danh sách người mời, địa chỉ mời đến, thông tin liên hệ, thời gian và mục đích ở lại và mối quan hệ của công ty (người) đó với người nộp đơn, bên trả chi phí cho chuyến đi, lịch trình chi tiết chuyến đi.

- Thông tin về hội chợ, hội nghị sẽ tham gia (nếu có)

- Mặt hộ chiếu của người ký thư mời.

- Tài liệu làm bằng chứng lưu trú tại Đức (book khách sạn).

- ĐKKD của công ty tại Việt Nam, xác nhận nộp thuế.

- Sao kê tài khoản của công ty tại Việt Nam 6 tháng gần nhất.

- Quyết định công tác của công ty có nhân sự được mời.

- Các tài liệu chứng minh mối quan hệ thương mại giữa 2 bên.

* Visa Đức cho mục đích thăm thân nhân.

- Thư mời gốc, thư mời này được cấp bởi Sở Ngoại kiều của Đức.

- Giấy xác nhận bảo lãnh theo đúng mẫu và có xác nhận của cơ quan Đức (Tòa thị chính hoặc Sở Ngoại kiều)

- Chứng minh công việc làm, thu nhập, tài chính, sao kê tài khoản cá nhân, chỗ ở của người mời.

- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận ĐK kết hôn….

- Tài liệu làm bằng chứng lưu trú tại Đức của người được mời (book khách sạn) – tài liệu này không cần nếu người mời chứng minh được chỗ ở để mời đương đơn đến.

- Chứng minh sự ràng buộc của đương đơn tại Việt Nam: Sổ đỏ, giấy tờ chứng minh thu nhập khác, Giấy khai sinh, CMND của người thân (phụ thuộc).

back to top